Kỳ chuyển nhượng mùa hè 2021 đã diễn ra theo cách đáng quên nhất có thể với Barca nhưng cuối cùng thì nó cũng kết thúc. Nhưng nếu thầy trò Koeman không thể thi đấu tốt, nỗi đau sẽ tiếp tục hành hạ sân Camp Nou. Sự ra đi của Griezmann đến vào thời điểm cuối cùng của kỳ chuyển nhượng hè 2021, nhưng có lẽ người ta muốn anh ra đi sớm hơn hoặc nghĩ về điều đó để hồi tưởng lại cách níu giữ biểu tượng của đội bóng. Mọi thứ đã xong xuôi nhưng nỗi đau thì có thể còn kéo dài. Hãy cùng nhà cái Debet phân tích chi tiết hơn về quan điểm này.
Nhận định Debet – Barca không chỉ mất Griezmann và Messi, họ mất cả hàng công
Theo thông tin Debet nhận được ở giai đoạn đầu kỳ chuyển nhượng hè, Diego Simeone muốn cậu học trò Griezmann trở lại Madrid, đây là điều không cần giấu giếm. Họ từng muốn đổi Saul lấy Griezmann nhưng thương vụ này không nhận được sự đồng tình của Barca. Đến cả khi vào buổi trưa ngày chuyển nhượng cuối cùng, sau khi đã đạt được thỏa thuận mượn Griezmann với Barca, Atletico vẫn tiếp tục phải đợi. Nửa đỏ thành Madrid cần Chelsea hoàn tất việc mượn Saul để giảm bớt gánh nặng quỹ lương. Sau đó, họ cần Barca mượn thành công Luuk de Jong của Sevilla để làm người thay thế cho Griezmann. Có một điều kỳ là gì đó đã khiến cho mọi thứ đều chót lọt. De Jong có vẻ là người được hưởng lợi nhất khi anh chỉ là sự lựa chọn thứ 3 trên hàng công của Sevilla. Với một đội bóng từng sở hữu hàng công gồm toàn cái tên kiệt xuất như như Ronaldinho, Samuel Eto’o, Thierry Henry, sau đó là Leo Messi, David Villa, Neymar và Luis Suarez, các Cule rõ ràng là không thể cười được. Hàng công sắp tới của họ có thể bao gồm một bản hợp đồng thất bại của Newcastle (De Jong), một cầu thủ dự bị ở Man United (Memphis Depay) và một người thừa tại Camp Nou từ lâu lắm rồi (Martin Braithwaite).
>>> Xem thêm: Nhà cái Debet nhận định chuyển nhượng bóng đá: Barcelona – “Khi đồng tiền đi trước”
Bài toán tài chính khó hơn những gì Laporta nghĩ
Tất cả đều đổ cho bộ sậu cựu chủ tịch Josep Bartomeu khiến tình hình tài chính bết bát và làm Barca đang gánh khoản nợ 1,3 tỷ euro. Nhưng Joan Laporta và thân tín của mình thừa biết mình mình sẽ phải đối mặt với điều gì khi quyết tâm giành chiến thắng cuộc bầu cử chủ tịch hồi tháng 3. Thế nhưng kể từ lúc tái đắc cử, Laporta không có vẻ là sở hữu một kế hoạch toàn vẹn, thể hiện qua tuyên bố: “Mọi chuyện còn tệ hơn tôi nghĩ”. Thay vào đó, thượng tầng Barca hoạt động theo kiểu chắp vá, cắt chỗ này một ít, cắt chỗ kia một chút, vài quyết định đau lòng được đưa ra (nổi bật là chia tay siêu biểu tượng Messi sau 21 năm), nhưng cơn đau vẫn tồn tại cho đến tận khi chốt sổ chuyển nhượng.
Griezmann nằm trong nhóm sao bự cần thanh lý gấp bên cạnh Philippe Coutinho, Miralem Pjanic, Samuel Umtiti và Ousmane Dembele. Nhưng rốt cuộc, Barca chỉ đẩy đi được nhóm bình dân Junior Firpo, Jean-Clair Todibo, Konrad de la Fuente, Francisco Trincao và Carles Alena. Laporta liên tục khẳng định sẽ giữ chân Messi thành công cho đến trước ngày 5/8 – khi ông thông báo điều như đâm vào tim La Pulga. Sau cột mốc đó, Laporta và Koeman dần nói nhiều về Griezmann, như thể sẽ biến tiền đạo người Pháp là trung tâm của đội trong tương lai. Tuy nhiên, cơn đau tiền bạc một lần nữa nhói lên. Không phải ngẫu nhiên mà Laporta ca ngợi Gerard Pique hết lời khi anh chịu giảm lương để đội bóng kịp đăng ký Depay và Eric Garcia cho trận mở màn mùa giải mới gặp Real Sociedad vào giữa tháng 8.
“Thần đồng” Ilaix Moriba cương quyết không chịu gia hạn khiến Laporta và Koeman từng phải dọa dẫm sẽ tống anh lên ghế dự bị cả mùa giải. Sau đó, những đội trưởng khác của Barca là Jordi Alba và Sergio Busquets cũng đồng ý theo chân Pique giảm lương, để tân binh Sergio Aguero được đăng ký. Nhưng như thế, vẫn… chưa đủ.
Griezmann chỉ là một viên gạch trong sự sụp đổ của Barca
Rốt cuộc, Barca phải thực hiện điều những CLB khác thường làm khi họ cần tiền: Chấp nhận mọi lời đề nghị dành cho cả những cầu thủ họ muốn giữ. Và vì thế, tân binh Emerson Royal chuyển tới Tottenham chỉ sau chưa đầy 1 tháng tự xưng là thành viên của Barca. Cứ nhìn cách Barca mô tả Emerson như một “Dani Alves 2.0”, và thòng điều khoản phá vỡ hợp đồng siêu khủng cho cầu thủ này, thì mới thấy đây là một nước đi châm biếm thực sự. Tottenham chuyển khoản 25 triệu euro cho thương vụ này nhưng Barca thực tế chẳng được bao nhiêu. Trừ đi số tiền họ còn nợ Betis, Barca chỉ còn lãi đúng 5 triệu euro. Griezmann là người tiếp theo ra đi, rốt cuộc là vậy. Atletico mượn lại người cũ kèm điều khoản mua đứt chỉ 40 triệu euro, có thể trả vào năm 2022 hoặc 2023. Số tiền trên đương nhiên là quá lỗ nếu biết Barca từng phải trả tới 135 triệu euro để mua Griezmann vào 2 năm trước. Nhưng vì Atletico chịu gánh mức lương (chấp nhận giảm) của Griezmann, nên Barca buộc phải đồng ý. Còn sau những lời dọa dẫm, “ngựa chứng” Moriba vẫn đến được RB Leipzig. Barca đánh đổi lòng tự trọng của mình lấy 16 triệu euro.
Buổi sáng sau khi kỳ chuyển nhượng khép lại, Barca thông báo số áo chính thức của đội hình. Có một nét tích cực khi số 10 huyền thoại đã có chủ. Ansu Fati sẽ theo bước chân của Messi và Ronaldinho. Nhưng cảnh báo lập tức lại reo lên. Thứ nhất, người đại diện của Fati là Jorge Mendes. Và hai là hợp đồng của anh sẽ kết thúc vào tháng 6 năm sau.
Debet hy vọng rằng Barca có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này và trở lại với những mục tiêu chuyên môn. Ho đã có số 10 mới và kỳ vọng có thể thay thế được tượng đài Messi.